Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu

Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu

Hà Lan hiện là đối tác EU có đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam với 409 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư 14 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp lớn của Hà Lan như Heineken, Unilever, De Heus… đã coi thị trường Việt Nam như “sân nhà” của mình tại khu vực châu Á.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, chiều 11/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tọa đàm với một số doanh nghiệp hàng đầu của Hà Lan.

Theo đó, quan hệ Việt Nam – Hà Lan những năm qua phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhất là về đầu tư, thương mại, nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trao đổi thương mại song phương năm 2021 đạt 8,37 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2020; 09 tháng của năm 2022 đạt 8,2 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2021.

Đến nay, Hà Lan là nhà đầu tư từ Liên minh châu Âu (EU) lớn nhất tại Việt Nam và đứng thứ 8/141 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 409 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 13,7 tỷ USD.

Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu - Ảnh 1.

Các tập đoàn Hà Lan như Heineken, Unilever, De Heus, FrieslandCampina, AkzoNobel… không chỉ hiện diện tại Việt Nam từ rất sớm mà còn xem đây là “cứ điểm”, chiếm hữu vị thế đầu ngành, trải dài từ đồ uống (bia, sữa, nước giải khát), đến hàng tiêu dùng, sơn, nông nghiệp…

Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu - Ảnh 2.

Heineken đã đầu tư Việt Nam 1 tỷ USD, dự kiến tiếp tục rót thêm 500 triệu USD

Liên doanh Heineken – Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) được thành lập năm 1991 là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, phân phối bia. Đến nay, Liên doanh đang vận hành 6 nhà máy ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. HCM, Tiền Giang, Vũng Tàu với hơn 3.000 nhân viên trực tiếp và tạo ra hơn 150.000 việc làm gián tiếp, đóng góp tương đương 0,7% tổng GDP quốc gia.

Trong đó, Nhà máy Heineken Vũng Tàu có diện tích 40ha, với công suất mỗi năm 1,1 tỷ lít bia là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhà máy có vốn đầu tư gần 400 triệu USD (tương đương 9.000 tỷ đồng).

Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu - Ảnh 3.

Nhà máy bia Heineken Việt Nam Vũng Tàu

Doanh thu tại Việt Nam của tập đoàn này tăng trưởng đều đặn 20% mỗi năm. Đến năm 2020 đạt doanh thu 55,7 nghìn tỷ đồng, lãi ròng 8.868 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của Heineken Việt Nam cũng duy trì trên mức 53% liên tục trong nhiều năm.

Tại thị trường Việt Nam, Heineken Việt Nam không chỉ thu lãi thuộc hàng cao nhất mà còn chiếm thị phần áp đảo so với các đối thủ có cùng dải sản phẩm. Trong 2 năm 2020 – 2021, Heineken chiếm thị phần số 1 ngành bia Việt Nam (44,4%), vượt mặt cả Sabeco và bỏ xa Carlsberg, Habeco, Sapporo…Công ty này cũng nằm trong số các DN đóng góp thuế nhiều nhất cho ngân sách nhà nước trong nhiều năm liền.

Báo cáo tình hình đầu tư kinh doanh và kế hoạch phát triển của Tập đoàn tại Việt Nam, lãnh đạo Heineken Global cho biết đã đầu tư của Heineken vào Việt Nam đạt 1 tỷ USD và trong vòng 10 năm tới, dự kiến đầu tư tiếp 500 triệu USD.

35 triệu sản phẩm của Unilever được sử dụng khắp cả nước

Là DN Hà Lan hoạt động tại Việt Nam lớn thứ 2 chỉ sau Heineken, xuất hiện từ năm 1995, Unilever đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam để xây 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và KCN Biên Hoà. Doanh thu của Unilever Việt Nam cũng liên tục tăng trưởng nhiều năm qua, đến năm 2020 đạt gần 30.000 tỷ đồng.

Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các nhãn hàng của Unilever như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, VISO, Rexona…đã trở thành những sản phẩm quen thuộc.

Unilever Việt Nam ước tính mỗi ngày, có khoảng 35 triệu sản phẩm của công ty được sử dụng bởi người tiêu dùng cả nước.

Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu - Ảnh 4.

Chủ sở hữu sữa Dutch Lady, Friso, YoMost,… thu về 10.000 tỷ/năm tại Việt Nam

Bắt đầu thực hiện hoạt động phát triển ngành sữa tại Việt Nam từ năm 1995 với mức đầu tư mỗi năm khoảng 1 triệu đô la Mỹ, FrieslandCampina Việt Nam đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất sữa tại Việt Nam, cung cấp cho người dân mỗi năm hơn 1,5 tỷ suất sữa, với các nhãn hiệu như Dutch Lady, Friso, YoMost, Fristi, Completa… tạo ra hơn 15 ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động trong nước.

Tập đoàn này đã đầu tư vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại Hà Nam hồi năm 2014. Doanh thu hoạt động tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 dao động từ 9.000 – 10.000 tỷ đồng/năm.

Bỏ xa các nước lớn nhất châu Âu với 14 tỷ USD đầu tư, các thương hiệu Hà Lan dẫn đầu loạt lĩnh vực tại Việt Nam từ bia, sữa, dầu gội đến cám heo, đóng tàu - Ảnh 5.

Bài viết liên quan

TOP CATEGORIES

470

138

85

1389