Các ngân hàng ở Trung Quốc đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn, một tín hiệu cho thấy khủng hoảng tiền mặt vẫn có thể xảy ra ở đất nước tỷ dân.

Các ngân hàng ở Trung Quốc đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn, một tín hiệu cho thấy khủng hoảng tiền mặt vẫn có thể xảy ra ở đất nước tỷ dân.

Các ngân hàng ở Trung Quốc đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn, một tín hiệu cho thấy khủng hoảng tiền mặt vẫn có thể xảy ra ở đất nước tỷ dân.

Tuần này, các ngân hàng Trung Quốc tăng gấp đôi lượng phát hành chứng chỉ gửi tiền khả nhượng (NCB) lên hơn 1 ngàn tỷ Nhân dân tệ (137 tỷ USD). Đây là mức phát hành hàng tuần cao kỷ lục, theo dữ liệu từ Bloomberg.

Làn sóng huy động vốn vẫn diễn ra bất chấp lãi suất trên thị trường NCD đang ở mức đỉnh 6 tháng. Ngay cả một số ngân hàng quốc doanh – thường được vay rẻ hơn nhờ khả năng vỡ nợ thấp hơn – cũng chấp nhận mức lãi suất cao hơn. Industrial & Commercial Bank of China Ltd., ngân hàng lớn nhất thế giới về tài sản, bán trái phiếu kỳ hạn 6 tháng ở mức lợi suất cao nhất trong năm 2023.

Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi hồi tuần trước, cơn ác mộng thiếu thanh khoản đã ập đến, khi một số định chế tài chính quy mô nhỏ buộc phải vay tiền mặt ngắn hạn ở mức lãi suất 50%. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) lên tiếng trấn an rằng lãi suất chỉ tăng tạm thời, nhưng nỗi lo về khủng hoảng tiền mặt vẫn chưa nguôi trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc cũng đang huy động tiền qua phát hành trái phiếu để hỗ trợ kinh tế.

“Lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc đang rất cần tiền mặt” sau khi họ tăng cường cho vay và mua trái phiếu Chính phủ Trung Quốc, Ming Ming, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Citic Securities, chia sẻ. Điều này thôi thúc họ phát hành thêm NCD và chi phí huy động vốn có thể duy trì mức cao, ông nói.

Khi nền kinh tế lại rơi vào tình trạng giảm phát (tức CPI giảm), PBoC đang có vị thế tốt hơn nhiều so với các NHTW trên thế giới trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy vậy, việc phát hành trái phiếu Chính phủ quá lớn đã khiến thị trường tiền tệ biến động mạnh.

Hồi tháng 10/2023, các chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc phát hành trái phiếu với tốc độ nhanh nhất trong năm nay, theo các tính toán của Bloomberg. Trước đó, Chính phủ Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh ngân sách tài khóa giữa năm, từ đó cho phép các cơ quan phát hành thêm 1 ngàn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ tăng trưởng trong năm 2023.

“Việc tăng tốc phát hành trái phiếu từ Chính phủ đã rút lượng thanh khoản lớn ra khỏi hệ thống ngân hàng”, và các nhà hoạch định chính sách có thể phải theo dõi sát tình trạng căng thẳng tiền mặt, Serena Zhou, Chuyên gia kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Mizuho Securities Asia, chia sẻ.

Thống đốc PBoC Pan Gongsheng cũng trấn an thị trường rằng Trung Quốc sẽ triển khai nhiều công cụ chính sách để giữ thanh khoản dồi dào một cách hợp lý.

Trước nguy cơ khủng hoảng thanh khoản, bà Zhou cho rằng NHTW Trung Quốc có thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 25 điểm cơ bản để bổ sung thanh khoản. Họ còn có thể bơm tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ thanh khoản trung hạn.

“Nền kinh tế Trung Quốc vẫn ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi và mọi thứ sẽ tiêu tan nếu xảy ra khủng hoảng thanh khoản”, bà cho biết.

“Chứng chỉ gửi tiền khả nhượng (Negotiable Certificate of Deposit – NCD) là một loại chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn được phát hành bởi ngân hàng thương mại. NCD khả nhượng hoạt động như một khoản tiền gửi kỳ hạn chịu lãi, trong đó người nắm giữ sẽ nhận được một số tiền lãi cố định vào ngày đáo hạn.

Các chứng chỉ này thường có kỳ hạn ngắn, từ 1 tháng đến 12 tháng.”

https://vietstock.vn/2023/11/trung-quoc-co-dau-hieu-khung-hoang-thanh-khoan-cac-ngan-hang-gap-rut-huy-dong-von-bat-chap-lai-suat-cao-775-1121655.htm

 

Bài viết liên quan

TOP CATEGORIES

470

138

85

1389