Đồng minh của Mỹ “sốc” vì thư thuế quan của ông Trump

Đồng minh của Mỹ “sốc” vì thư thuế quan của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gửi thư thông báo áp thuế quan cao cho nhiều quốc gia, bao gồm cả các đồng minh. Điều này khiến các nước này cảm thấy “sốc” và “tiếc nuối”, tuy nhiên họ vẫn hy vọng có thể đàm phán để có kết quả tốt hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nói rằng thông báo thuế quan mới là “thực sự đáng tiếc” và khẳng định sẽ tiếp tục đàm phán với chính phủ Mỹ, theo truyền thông địa phương.

Nhật Bản là một trong hai nước bị tăng thuế quan so với mức thuế mà ông Trump đã công bố hồi tháng 4. Từ ngày 01/08, hàng hóa Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế 25%, cao hơn mức 24% được thông báo trước đây.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba

Tại cuộc họp với các bộ trưởng về chiến lược ứng phó thuế quan, ông Ishiba lưu ý rằng chính quyền Trump đã đề xuất tiếp tục đàm phán cho đến thời hạn tháng 8.

“Tùy thuộc vào phản ứng của Nhật Bản, nội dung của lá thư có thể được sửa đổi”, ông Ishiba cho biết tại cuộc họp sáng ngày 08/07, vài giờ sau khi ông Trump đăng bản sao các lá thư thuế quan trên nền tảng mạng xã hội Truth Social.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc cam kết đẩy nhanh các cuộc đàm phán thuế quan với chính quyền Trump để “nhanh chóng giải quyết sự bất định thương mại”, Yonhap News dẫn lại tuyên bố từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.

Ông Trump áp thuế quan 25% đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, không thay đổi so với mức thuế quan công bố vào tháng 4.

Theo các nguồn tin, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-Koo đã yêu cầu Mỹ giảm thuế quan đối với ô tô, thép và hàng hóa khác cho các công ty Hàn Quốc trong cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tại Washington.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết hôm thứ Ba rằng ông “hơi sốc” với mức thuế quan mới nhất nhưng vẫn “tự tin” rằng nó sẽ giảm xuống mức tương tự như các quốc gia khác, theo Reuters.

Thái Lan phải đối mặt với thuế quan 36% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ – một trong những mức cao nhất trong số 14 quốc gia mà ông Trump đề cập trong ngày 07/07. Tuy nhiên, mức thuế này không thay đổi so với mức tháng 4.

Malaysia bị tăng thuế đối ứng từ 24% lên 25%. Họ cho biết sẽ tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết các vấn đề tồn tại.

“Malaysia cam kết tiếp tục đối thoại với Mỹ để hướng tới một thỏa thuận thương mại cân bằng, có lợi cho cả hai bên và toàn diện”, Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết trong tuyên bố ngày 08/07.

Bên ngoài châu Á, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phản đối mức thuế quan 30% trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội X. Mức thuế này “không phản ánh chính xác dữ liệu thương mại”, Ramaphosa nói, thêm rằng 77% hàng hóa Mỹ nhập vào Nam Phi không hề chịu thuế quan.

Nam Phi sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao hướng tới “mối quan hệ thương mại cân bằng hơn và có lợi cho cả hai bên”, ông nói.

Deborah Elms, Chuyên gia chính sách thương mại tại viện nghiên cứu Hinrich Foundation, cho biết các nỗ lực đàm phán của các quốc gia với ông Trump dường như có ít tác động đến kết quả.

“Các thành viên ASEAN đã làm việc chăm chỉ để xây dựng các gói đề xuất nhưng được đối xử gần như giống hệt các quốc gia không bay đến Washington DC hoặc không được mời gặp”, ông Elms nói. Vị này cho biết thêm rằng ông Trump có thể vẫn nhắm mục tiêu các quốc gia châu Á vì “lo lắng về chuỗi cung ứng khu vực có chứa thành phần từ Trung Quốc”.

Trước đó, ông Trump đã chia sẻ ảnh chụp màn hình các lá thư chi tiết mức thuế quan mới cho hơn một tá quốc gia trong loạt bài đăng trên mạng xã hội trong ngày 07/07, để ngỏ khả năng đàm phán thêm. Các lá thư cho thấy Mỹ có thể xem xét điều chỉnh mức thuế quan mới.

https://vietstock.vn/2025/07/dong-minh-cua-my-soc-vi-thu-thue-quan-cua-ong-trump-775-1326093.htm

Finden China
https://www.findenchina.com/
Finden China hiện là công ty chuyên về thẩm tra doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Và Finden China là công ty duy nhất chuyên phục vụ cho khách hàng Việt Nam. Do đó Finden China có lợi thế hơn 2 tập đoàn lớn kể trên về yếu tố chuyên môn hoá và thị trường ngách.
Nhờ vào yếu tố tệp khách hàng và đối tượng nghiên cứu hẹp, Finden China có hiểu biết sâu sắc về thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Yếu tố chi phí cũng là lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến.
Finden China là một công ty thuộc Letou Research International Limited, một nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thông tin được đăng ký tại Hong Kong và có trụ sở ở Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thẩm định điều tra với phân tích các công ty và cá nhân Trung Quốc. Công ty cam kết giúp khách hàng có được thông tin chính xác, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh.

Các dịch vụ của Finden China:
Thông tin công ty ở Trung quốc, Hồng Kông, Đoài Loan.
Xác minh giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ do được chính quyền cấp tại Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.
Chúng tôi kiểm tra lý lịch đối tác kinh doanh bao gồm thông tin lý lịch cá nhân, lịch sử học vấn, các vấn đề thuế, vay nợ tín dụng, lịch sử phá sản, quyền sở hữu và chức vụ trong các công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma cao.

Thông tin liên hệ:
https://www.findenchina.com/vi/
Email: [email protected]

Bài viết liên quan

TOP CATEGORIES

470

138

85

1389