Thị trường ngày 06/12: Giá dầu lao dốc mất hơn 3%, vàng và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rớt mạnh, quặng sắt và cao su vẫn tăng giá

Thị trường ngày 06/12: Giá dầu lao dốc mất hơn 3%, vàng và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rớt mạnh, quặng sắt và cao su vẫn tăng giá

Phiên giao dịch ngày 5/12 số liệu lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tốt hơn dự kiến khiến USD tăng làm giá dầu giảm 3%, vàng giảm, trong khi thêm nhiều thành phố của Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về Covid thúc đẩy giá quặng sắt và cao su phục hồi.

Dầu giảm hơn 3%

Giá dầu giảm hơn 3% trong phiên đầu tuần theo thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi số liệu lĩnh vực dịch vụ của Mỹ làm tăng lo lắng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ có thể tiếp tục chính sách thắt chặt mạnh mẽ.

Chốt phiên 5/12, dầu thô Brent giảm 2,89 hay 3,4% xuống 82,68 USD/thùng, dầu WTI giảm 3,05 USD hay 3,8% xuống 76,93 USD/thùng. Cả hai loại dầu này trước đó tăng hơn 2 USD.

Hoạt động của ngành dịch vụ Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 11, với số việc làm phục hồi, cung cấp thêm bằng chứng về động lực cơ bản trong nền kinh tế này khi chuẩn bị cho một cuộc suy thoái dự đoán vào năm tới. Những số liệu này thách thức hy vọng rằng Fed có thể làm chậm lại tốc độ và mức độ tăng lãi suất trong bối cảnh các dấu hiệu lạm phát giảm gần đây.

Hỗ trợ thị trường trước đó là OPEC+ trong ngày 4/12 đã nhất trí duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11 tới năm 2023.

Tổ chức G7 và Australia tuần trước đã đồng ý áp giá trần 60 USD/thùng với dầu thô của Nga. Tuy nhiên ảnh hưởng của giá trần đối với thị trường trong phiên này đã mất tác dụng. Chủ tịch của Hiệp hội dầu Lipow tại Houston cho biết thị trường đã nhận ra rằng EU cấm mua dầu của Nga với một số miễn trừ hạn chế, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mua dầu của Nga vì thế ảnh hưởng của việc áp giá trần sẽ được giảm thiểu.

Cùng thời điểm này, dấu hiệu tích cực với nhu cầu tại nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, thêm nhiều thành phố của Trung Quốc nới lỏng hạn chế về Covid trong cuối tuần qua.

Vàng giảm do USD phục hồi

Giá vàng giảm do USD phục hồi bởi đặt cược rằng số liệu kinh tế của Mỹ mạnh có thể khiến Cục dự trữ Liên bang đẩy nhanh việc tăng lãi suất.

Vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.769,14 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 5/7 tại 1.809,91 USD cũng trong phiên này. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2023 đóng cửa giảm 1,6% xuống 1.781,3 USD/ounce.

Bạc giao ngay cũng giảm 3,8% xuống 22,24 USD/ounce.

Số liệu tích cực thúc đẩy chỉ số USD tăng, từ đó khiến vàng và bạc bị bán tháo khi kỳ vọng Fed sẽ có chính sách cứng rắn hơn.

Vàng đã từ bỏ mức tăng ban đầu bởi tin tức nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, Trung Quốc đang nới lỏng những hạn chế về Covid.

Đồng giảm sau khi tăng lên mức cao nhất 3 tuần

Giá đồng giảm sau khi tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần do hy vọng nhu cầu mạnh lên bởi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về Covid, trong khi USD tăng trong phiên giao dịch buổi chiều gây áp lực lên tâm lý.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,8% xuống 8.8385 USD/tấn sau khi chạm mức 8.555 USD, cao nhất kể từ ngày 14/11.

Chính sách zero Covid của Trung Quốc trở thành một ngoại lệ toàn cầu khi hầu hết các quốc gia tìm cách chung sống với căn bệnh này, mặc dù nước này đã thực hiện 20 biện pháp mới để tổ chức kiểm soát tốt hơn vào tháng trước trong bối cảnh gia tăng sự phản đối của công chúng.

Các yếu tố cung cầu yếu đã được nêu bật trong tuần trước với chỉ số quản lý sức mua (PMI) ở mức 48 trong tháng 11, thấp nhất trong 7 tháng.

Trong khi đó, USD tăng sau khi số liệu của Mỹ cho thấy các đơn hàng sản xuất tăng trên mức được đồng thuận trong tháng 10, và sự gia tăng bất ngờ trong hoạt động của lĩnh vực dịch vụ vào tháng 11.

USD cao khiến các kim loại định giá bằng USD đắt hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác, có thể làm giảm nhu cầu.

Quặng sắt tăng

Giá quặng sắt tăng do hy vọng nhu cầu tăng tốt hơn sau khi nhiều thành phố tại Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về Covid-19 trong cuối tuần qua.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 2,4% lên 795,5 CNY (114,41 USD)/tấn, sau khi tăng 4,1% trong đầu phiên giao dịch lên mức cao nhất kể từ ngày 16/6.

Tại Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 12 tăng 2% lên 108,7 USD/tấn.

Ngân hàng ANZ cho biết tâm lý thị trường cũng được thúc đẩy bởi các động thái hỗ trợ lĩnh vực bất động sản gần đây của Trung Quốc.

Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,8%, thép cuộn cán nóng tăng 1,2%, thép không gỉ tăng 2,2%.

Cao su Nhật Bản tăng

Giá cao su Nhật Bản tăng, theo xu hướng cổ phiếu trong nước tăng và sự gia tăng tại thị trường Thượng Hải khi thêm nhiều thành phố ở Trung Quốc nới lỏng hạn chế với Covid.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1 JPY hay 0,5% lên 217,7 JPY (1,62 USD)/kg.

Tại Thượng Hải giá cao su giao tháng 1/2023 tăng 55 CNY lên 12.860 CNY (1.7850 USD)/tấn.

Đường thô tăng trong bối cảnh lo lắng về triển vọng nguồn cung tại Ấn Độ, Brazil

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa tăng 0,07 US cent hay 0,4% lên 19,55 US cent/lb.

Hợp đồng này đã lên mức cao nhất hai tuần trước đó, nhưng đà tăng sau đó bị hạn chế bởi USD tăng và giá dầu giảm.

Các đại lý cho rằng sản lượng đường tại Ấn Độ, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil có thể giảm 7% trong niên vụ này do điều kiện thời tiết thất thường làm giảm sản lượng mía. Họ cũng lưu ý rằng Ấn Độ có thể chỉ còn lại 1 triệu tấn đường xuất khẩu theo hạn ngạch hiện nay.

Vụ thu hoạch mía đường của Thái Lan bị trì hoãn, trong khi đó mưa kéo dài tại Brazil dự kiến sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thu hoạch mía.

Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2023 tăng 6,2 USD hay 1,2% lên 539,1 USD/tấn.

Cà phê robusta tăng

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 ổn định tại 1,626 USD/lb sau khi tăng trước đó.

USD tăng so với đồng bảng và đồng JPY sau khi hoạt động dịch vụ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 11.

Công ty Fitch Solutions cho biết sản lượng và xuất khẩu dự kiến tại Brazil đã bị giảm cấp khi tiến trình không tốt sau giai đoạn nở hoa.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 tăng 11 USD hay 0,6% lên 1.899 USD/tấn.

Lúa mì xuống thấp nhất 13 tháng, đậu tương giảm bất chấp hy vọng nhu cầu

Giá lúa mì Chicago giảm bởi nguồn cung toàn cầu tăng bất chấp xuất khẩu của Mỹ hàng tuần mạnh hơn dự kiến. Ngô giảm theo lúa mì, mặc dù tình trạng khô hạn tại Nam Mỹ. Đậu tương giảm bất chất nhu cầu xuất khẩu và giao dịch khô đậu tương mạnh mẽ.

Hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Chicago CBOT giảm 22 US cent xuống 7,39 USD/bushel sau khi xuống 7,34 USD, mức thấp nhất đối với loại hợp đồng này kể từ ngày 18/10/2021.

Đậu tương đóng cửa giảm 3/4 US cent xuống 14,37-3/4 USD/bushel, trong khi ngô giảm 5-3/4 US cent xuống 6,40-1/2 USD/bushel sau khi giảm xuống 6,37-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 23/8.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 06/12

Thị trường ngày 06/12: Giá dầu lao dốc mất hơn 3%, vàng và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rớt mạnh, quặng sắt và cao su vẫn tăng giá - Ảnh 1.

Bài viết liên quan

TOP CATEGORIES

470

138

85

1389